DANH MỤC SẢN PHẨM
LÀNG CỔ HÙNG LÔ

LÀNG CỔ HÙNG LÔ

Bùi Linh
Thứ Sáu, 14/02/2020
Nội dung bài viết

Thăm quan Làng Cổ Hùng Lô:

 Làng Cổ Hùng Lô nằm bên bờ sông Lô thơ mộng, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 5km. Quần thể di tích lịch sử văn hóa Đình Hùng Lô (Đình Xốm) được xây dựng trên dải đất rộng 5000m2. Trung tâm của trang Khả Lãm cổ xưa, rồi mang tên xã An Lão nay là xã Hùng Lô.

Vị trí địa lý

Làng Cổ Hùng Lô nằm bên bờ sông Lô thơ mộng, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 5km. Quần thể di tích lịch sử văn hóa Đình Hùng Lô (Đình Xốm) được xây dựng trên dải đất rộng 5000m2. Trung tâm của trang Khả Lãm cổ xưa, rồi mang tên xã An Lão nay là xã Hùng Lô.

Quần thể di tích Đình - Đền - Chùa Hùng Lô

Miếu (ngôi miếu cổ thờ Vua Hùng thứ 18) được xây dựng không rõ vào niên đại nào. Theo cuốn “An lão thần tích” và truyền thuyết để lại “Vua Hùng cùng công chúa cưỡi ngựa hồng và các quần thần thường đi tuần du ngoại cảnh và săn thú, dừng chân nghỉ đến Trang Khả Lãm (tên gọi cổ của Hùng Lô), thấy đất này mầu mỡ, cây mọc xanh tươi lại có huyệt thiên tạo, hướng giáp canh có khí thiêng từ lòng đất bốc lên. Vua cho nơi này là chốn địa linh” kêu gọi dân đên khai hoang. Vùng đất Hùng Lô cũng từ đó ngày một đông dân cư. Sau đời Hùng Vương dân dựng miếu thờ để đời đời hương khói nhớ ơn vương tổ. Từ đó nhân dân trong ấp làm ăn phát đạt, ngôi miếu ngày càng linh thiêng.

image001_53.jpg

Miếu thờ Vua Hùng ở làng

Cũng theo truyền thuyết, khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa hành quân đi đánh giặc phương Bắc xâm lược. Qua đây Hai Bà xuống voi vào miếu dâng hương cầu nguyện quyết tâm đánh thắng giặc trở về sẽ tôn tạo xây dựng miếu đường.

Hai tích ấy còn được ghi lại hai đốc tam quan trước cửa miếu…

Đình được xây dựng vào thời hậu Lê, đời vua Lê Hy Tông. Khu đình được kiến trúc các hạng mục công trình gồm có tòa Đại Đình, Phương đình, Lầu chuông, Lầu trống và nhà Tiền Tế, tất cả được làm bằng vật liệu gỗ quý như Đinh, lim, sến, táu, thông mật và mít. mái lợp ngói mũi hài. Những giá trị nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao đặc trưng thời Hậu Lê trên gỗ, gốm, chủ yếu tập trung tại tòa Đại đình.

Tòa đại đình được cấu trúc theo nhà cổ truyền 3 gian hai trái. Bố trí nội thất thờ cúng cả 3 gian đều có ban thờ. Các đồ thờ cúng được làm bằng gốm, bằng đồng, bằng gỗ đều được trạm trổ nghệ thuật tinh xảo đường nét hoa văn sắc gọn, hài hòa. Đến  nay còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý.

Có thể nói Đình làng Hùng Lô là một nhà bảo tàng văn hóa nghệ thuật của toàn dân đóng góp còn lưu giữ nguyên vẹn đến ngày nay.

image002_50.jpg

Tòa Đại đình ở Hùng Lô

Khu Văn chỉ (Văn miếu) thờ đức Khổng Tử “Đạo thành chi thánh tiên sư”. Tại nơi đây, vào các ngày lễ hội nhất là vào những ngày đầu xuân các thầy đồ thầy giáo thường dẫn học sinh đến dâng hương cầu mong sự học hành thành đạt.

Nhà thờ phật được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu lễ bái của các phật tử trong xã và khách thập phương. Nhà thờ phật hay còn là chùa nằm ngay bên trái đình và được dựng vài chục năm gần đây.

Bệ thần nông là bệ thờ lộ thiên từ xưa còn lại. Dân làng thường tổ chức tế lễ hàng năm vào các ngày 25/5 và 25/10 âm lịch gọi là lễ thượng điền và hạ điền, cầu cho mưa thuận gió hòa vụ vụ bội thu, dân no ấm.

Hiện nay, xã Hùng Lô còn lưu giữ được gần 50 ngôi nhà cổ từ 100 đến 200 năm tuổi. Trong đó phải có đến 5 ngôi nhà cổ thuộc loại đại khoa, là những ngôi nhà cổ nhiều gian, to rộng với những cột gỗ to. Những ngôi nhà cổ này đều được trạm khắc những biểu tượng Lân, Ly, Quy, Phượng; Tùng, Trúc, Cúc, Mai. Nguyên liệu làm nên những ngôi nhà cổ này hầu hết là gỗ, tre, nứa… những thứ có sẵn trong tự nhiên và gần gũi với cuộc sống của người dân Việt. Những ngôi nhà cổ này vẫn được người dân ngày ngày sử dụng và tôn tạo thường xuyên để giữ gìn và bảo tồn. Vì vậy, nên mỗi ngôi nhà cổ ở Hùng Lô đang được bảo tồn không chỉ về mặt kiến trúc mà còn như một phần tinh thần cho mỗi thành viên trong gia đình được gìn giữ trong ngôi nhà đó

 

image004_35.jpg

Các đường nét, chi tiết được trạm trổ hoa văn tinh xảo

3. Cảnh quan tiêu biểu

Quần thể ao làng: Làng có 3 ao, ao chính ở phía trước đình làng. Lấy đình và ao làm trung tâm người sân sống tập trung xung quanh và phát triển lan dần.

Lũy tre: Lũy tre làng là danh giới hành chính của một xóm, một làng hoặc một thôn nằm trong địa bàn một xã, ở trong lũy tre làng ấy có các hộ gia đình sinh sống  quay quần . Ngoài lũy tre làng là cánh đồng canh tác lúa, ngô, khoai, sắn của người dân thôn quê.

Giếng làng: Làng có 4 giếng chung là giếng xóm Đoàn Kết, giếng xóm Văn Chỉ, Giếng xóm Thanh Rồng( hay còn gọi giếng nanh rồng), Giếng xóm Giẽ.

Làng nghề Hùng Lô: Do diện tích đất canh tác nông nghiệp ít nên từ xưa bắt buộc người dân làng phải phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp để có được sự phát triển kinh tế.Vì vậy từ rất xưa Hùng Lô là vùng đất nổi tiếng với các làng nghề phong phú đa dạng như làng nghề làm bánh chưng bánh giầy, làng nghề làm đậu, làng nghề làm miến gạo, làm bún làm mì sợi…. Các cụ trong làng nói vui là làng “Đa nghề”. Đến nay các nghề truyền thống đó vẫn đang được người dân duy trì và phát triển. Nghề làm mì gạo với những bí quyết gia truyền, người dân làng nghề Hùng Lô đã tạo nên những sợi mỳ trắng, dai, nấu không bị nát nên được người dân gần xa ưa chuộng, nhờ đó mà thương hiệu mỳ Hùng Lô ngày càng được khẳng định trên thị trường. Nghề làm bánh chưng có truyền thống lâu đời và vì bánh của làng Hùng Lô ngon, đẹp nên hằng năm người dân xã Hùng Lô vinh dự được nhận trọng trách làm bánh dâng Vua Hùng. Làng nghề làm bánh chưng Hùng Lô ngày càng được đông đảo nhân dân gần xa ưa chuộng và lựa chọn.

Hùng Lô còn là ngôi làng sở hữu kỹ thuật làm miến truyền thống. Đến với Hùng Lô, du khách sẽ được tìm hiểu về các công đoạn làm miến, được nếm thử đặc sản nổi tiếng của ngôi làng này và nếu có nhu cầu, còn được tham gia trải nghiệm một số công đoạn làm miến.

 image007_17.jpg

Những gia đình sống trong nhà cổ gìn giữ nghề làm bánh chưng truyền thống và trở thành địa điểm quen thuộc đối với khách du lịch trong và ngoài nước

image008_7.jpg

Nghề làm Mỳ gạo ở làng Hùng Lô

4. Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Với hệ thống di sản cổ phong phú đa dạng, có thể cho thấy được sự trù phú giàu có của quần thể di tích Làng cổ Hùng Lô. Nhưng điều đặc biệt hơn các di sản như nhà cổ, đình làng, ao làng, lỹ tre xanh bao bọc làng vẫn được người dân bảo vệ chăm chút giữ gìn theo năng tháng, giữ lại được cho thế hệ sau này một kho tàng quý báu.

Đến thăm đình Hùng Lô, du khách không chỉ được nghe những điển tích lịch sử để thêm hiểu, tự hào về truyền thống, nguồn cội mà còn được xem biểu diễn Hát Xoan. Kể từ khi được đưa vào phục vụ tham quan, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, du khách đặt lịch đến thăm đình Hùng Lô còn được phục vụ hát Xoan ngay tại cửa đình. Điểm đặc biệt là những giai điệu của loại hình di sản văn hóa phi vật thể này khi được thể hiện qua tiếng hát, điệu nhảy của những người con sinh ra và lớn lên nơi phường xoan gốc Hùng Lô bỗng trở nên hấp dẫn và có sức lôi cuốn kỳ lạ.

image009_9.jpg

Biểu diễn Hát Xoan tại Đình cổ Hùng Lô

Hiện xã Hùng Lô đã có một số gia đình kinh doanh du lịch homestay, cho khách tham quan kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống trong các ngôi nhà cổ của gia đình.

Với hình thức kết hợp du lịch tâm linh - làng nghề dựa trên tài nguyên văn hóa, lịch sử dồi dào, làng cổ Hùng Lô hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến ngày càng được nhiều du khách trong, ngoài nước biết đến. Tỉnh Phú Thọ hiện nay đang quy hoạch lại không gian điểm du lịch văn hóa đình Hùng Lô thành điểm đến tâm linh, bước đầu hình thành tuyến tham quan: Đền Hùng - đình Hùng Lô. Hi vọng trong thời gian tới, sản phẩm du lịch cộng đồng như: dịch vụ homestay tại làng cổ, tham quan bằng xe đạp... 

Theo: http://phutho.gov.vn/

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết
Thu gọn